Vượt hàng rào thép gai đến miền đất hứa

Theo Liên Hợp Quốc, mỗi ngày có tới hơn ba nghìn người qua Balkan để đến các nước châu Âu. Đáng chú ý là biên giới Serbia và Hungary đã bị chặn bởi hàng rào thép gai nhưng họ vẫn cố gắng vượt qua bất chấp nguy hiểm đến tính mạng.

Người tị nạn từ châu Phi, Trung Đông và châu Á di chuyển ồ ạt đến châu Âu gây ra nhiều bất cập ảnh hưởng đến kinh tế, chính trị, xã hội cũng như sự đoàn kết ở 28 nước thành viên EU. Theo đó, cuộc họp giữa Thủ tướng Đức – Angela Markel cùng những nhà lãnh đạo Balkan đã diễn ra tại thủ đô nước Áo vào ngày 27/08 để tìm giải pháp tối ưu cho sự khủng hoảng di cư này.

+Xem thêm: Hungary dùng dây thép gai quây người tị nạn / Bulgaria dựng hàng rào thép gai ngăn người nhập cư

Trước cuộc họp, Thủ tướng Đức đã tuyên bố sẽ không bao che, dung thứ cho bất cứ hành vi bạo lực nào mà những nhà chức trách đối xử với người di cư khi họ đến thành phố Heidenau. Bà cũng cho biết Đức là một trong những quốc gia phát triển, giàu có nhất châu Âu nên có thể đón nhận tới hơn 800.000 người tị nạn đến định cư và sinh sống trong năm nay.

Vượt hàng rào thép gai

Vượt hàng rào thép gai bất chấp nguy hiểm đến tính mạng (Ảnh: Sưu tầm)

Điểm đáng chú ý là sự hỗn loạn đã đến Hungary nên các nhà lãnh đạo của nước này phải đưa ra những biện pháp cứng rắn. Hungary dựng hàng rào dây thép gai sắc bén cao 3,5m và dài 175km dọc theo biên giới với Serbia. Chính phủ còn huy động hơn 2.000 cảnh sát, chó nghiệp vụ cùng máy bay trực thăng đến vùng biên giới ngăn cản hành trình di cư của hàng nghìn người tị nạn.

Theo thống kê, có gần 3.000 người Pakistan, Syria, Afghanistan bất chấp nguy hiểm đã vượt hàng rào làm bằng dây thép gai chất lượng ở Serbia và Hungary để đến miền đất hứa. Người tị nạn ở khu vực biên giới đã lên tới gần 150 nghìn người, buộc lực lượng cảnh sát phải dồn sức quản lý dấu vân tay cũng như các loại giấy tờ, thủ tục. Đáng chú ý là vào ngày 28/06 cảnh sát ở khu vực đã phải sử dụng hơi cay để đối phó với hơn 200 người tị nạn không chịu cho lấy dấu vấn tay và tìm cách bỏ trốn.

Người tị nạn

Đoàn người tị nạn trên đường đến miền đất hứa Châu Âu (Ảnh: Sưu tầm)

Theo đánh giá từ ủy viên Liên Hợp Quốc về người tị nạn, tình trạng di cư từ nước khó khăn sang nước giàu có ở phía Bắc và phía Tây châu Âu như Thụy Điển, Áo, Đức… khó có thể giảm. Chính vì thế cuộc họp giữa Thủ tướng Đức và các nhà lãnh đạp Balkan đã đi đến nhận định phải đối xử nhân đạo với dân di cư và cho phép họ dễ dàng đến những nước họ mong muốn, không cần hộ chiếu.

Tin Liên Quan: