Chuồng cọp Pháp tại nhà tù Côn Đảo

Chuồng cọp nhà tù Côn Đảo là nơi thực dân Pháp giam cầm và tra tấn tù chính trị yêu nước Việt Nam, là nơi hy sinh của hàng nghìn chiến sĩ cách mạng. Trong thời bình, chuồng cọp Pháp được công nhận là khu di tích quan trọng của dân tộc.

Những năm 1940, chuồng cọp Pháp tại nhà tù Côn Đảo được xây dựng với tổng diện tích 5.475m2. Phân thành hai khu, mỗi khu gồm 60 phòng biệt giam có đầy đủ hành lang cho cai ngục và bọn hành hạ tù nhân. Bên ngoài Pháp còn xây thêm 60 phòng giam không có mái tre, tất cả được rào kín bằng dây thép gai siêu bền để hành hạ gần 2.000 tù chính trị yêu nước. Và luôn để sẵn các thùng vôi, thùng nước và sào nhọn, nếu tù nhân trong chuồng cọp phản kháng sẽ bị ném vôi, tạt nước hoặc dùng cây sào nhọn để chọc.

Chuồng cọp tại nhà tù Côn Đảo

Chuồng cọp Pháp tại nhà tù Côn Đảo (Ảnh: Sưu tầm)

Hầu hết các chiến sĩ cách mạng khi bị giam cầm trong chuồng cọp Pháp tại nhà tù Côn Đảo đều hy sinh do chết đói hoặc do bị hành hạ và tra tấn bằng các nhục hình. Hơn nữa, mỗi phòng biệt giam chỉ có chiều rộng 1.45m, chiều dài 2.5m, phía trên được đậy chắc chắn bằng thanh sắt kiên cố giống như tấm lưới đan hiện nay. Với một không gian có diện tích quá nhỏ hẹp, chiến sĩ phải sống trong cảnh ăn tại chỗ và vệ sinh tại chỗ. Đây là những hình thức tra tấn dã man và tàn bạo nhất được lặp lại từ thời trung cổ.

Chuồng cọp tại nhà tù Côn Đảo được thực dân Pháp thiết kế và xây dựng kín đáo. Có thể nói nói chuồng cọp này là “nhà tù trong nhà tù” vì chúng được ngụy trang sâu bên trong trại giam Phú Tường. Chỉ có hai lối ra vào chính, Pháp không cho bất cứ ai biết đến bí mật này ngoài lính canh gác. Tù nhân sống trong đó cũng không thể xác định được vị trí trại giam vì mỗi lần có tù nhân bị tra tấn đến ngất, bọn lính gác lại đưa ra ngoài bằng một lối khác nhằm đánh lạc hướng các chiến sĩ cách mạng Việt Nam.

Pháp không chỉ giam cầm các chiến sĩ cách mạng mà chúng còn bắt cả học sinh, sinh viên về giam tại đây. Vì vậy Hội sinh viên Sài Gòn đã liên tiếp biểu tình để đòi trả lại sự tự do cho các em đang bị giam cầm. Đến ngày 25.5.1970, trước áp lực của Hội sinh viên Việt Nam, nhà cầm quyền Pháp buộc phải thả 5 học sinh ra ngoài và từ đó chuồng cọp Pháp tại nhà tù Côn Đảo bị Mỹ phát hiện.

Sau khi phát hiện ra chuồng cọp Pháp tại nhà tù Côn Đảo hoạt động bí mật hơn 30 năm, Mỹ cùng với Việt Nam Cộng hòa tiếp tục cải tiến thành chuồng cọp Mỹ để giam cầm tù chính trị yêu nước. So với Pháp, Mỹ còn độc ác hơn. Mỗi buồng giam vẫn để lại các song sắt và thêm vào đó là những tấm tôn thấp để lợi dụng ánh nắng mặt trời thiêu đốt tù nhân trong trại. Lúc đó một phòng biệt giam 5m2, nhốt khoảng 8 đến 10 người nên chưa cần đến sự tra tấn, tù nhân cũng đã chết dần trong chuồng cọp Mỹ.

Có thể nói chuồng cọp Pháp tại nhà tù Côn Đảo và chuồng cọp Mỹ sau đó là một chiến trường ác liệt, rùng rợn nhất ở Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Ngày nay, chuồng cọp là một di tích lịch sử nổi tiếng tái hiện lại hình ảnh các chiến sĩ cách mạng bị tra tấn bằng nhiều thủ đoạn dã man và tàn bạo. Di tích này đã được Thủ tướng Chính phủ và Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là khu di tích đặc biệt quan trọng của Quốc gia.

Tin Liên Quan: